Vinh danh Nguyễn_Văn_Cừ

Tên của ông được đặt cho các đường phố ở thành phố Hà Nội (đoạn Quốc lộ 1A nối cầu Chương Dương với Ngô Gia Tự), thành phố Hồ Chí Minh (từ ngã sáu Cộng Hòa nối với Dương Bá Trạc), thành phố Đà Nẵng (từ đèo Hải Vân đến cầu Nam Ô), Đồng Hới (từ Cầu Vượt Thuận Lý tới Lê Lợi), Vũng Tàu (cắt đường Nguyễn An Ninh), Vinh, Cần Thơ, Hạ Long (từ Kênh Liêm đến Cầu Trắng - Vũ Văn Hiếu), Móng Cái (từ trường THPT Trần Phú đến phố Lý Công Uẩn), Tuy Hòa (nối đường Hùng Vương với đường Độc Lập), Rạch Giá, Phú Quốc, Bắc Ninh (khu vực xã Phù Khê), Pleiku (Nối Pleiku Với Huyện Ia Grai),Nhơn Trạch, Đồng Nai (Nối đường Trần Phú với Hùng Vương)...,

Nguyễn Văn Cừ còn là tên của nhiều trường trung học, trường đào tạo cán bộ (ví dụ như trường đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ tại Thành phố Hạ Long, Quảng Ninh, vùng đất nơi ông trưởng thành) và một số phường (ví dụ như phường Nguyễn Văn CừQuy Nhơn).

Khu di tích lưu niệm đồng chí Nguyễn Văn Cừ được xây dựng tại quê hương ông tại thôn Phù Khê Thượng, xã Phù Khê, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

Tại phường Mạo Khê, thị xã ĐôngTriều, tỉnh Quảng Ninh có 1 ngôi trường Tiểu học của con em thợ mỏ đã được mang tên ông. Trong khuôn viên nhà trường đã đặt tượng bán thân bằng đồng của ông. Cùng với đó, 1 tuyến đường đẹp từ chùa Non Đông (Tường Quang tự) xuống đến Công ty xi măng Hoàng Thạch được mang tên ông

Tại Công viên Mỏ than Mạo Khê có đặt tượng ông để thợ mỏ luôn tưởng nhớ người cộng sản đã từng làm thợ mỏ để vận động thợ mỏ và nhân dân Mạo Khê, lựa chọn những người lao động ưu tú, thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên ở khu mỏ Quảng Ninh

“Tuổi trẻ Nguyễn Văn Cừ” là vở chèo của tác giả Đào Thiện đã được dàn dựng và biểu diễn rất thành công những năm 1970, 1980.[3]